Ngày mai sẽ ra sao nếu vân theo cách cũ - Thay đổi

Bài 2 : Cần "THAY ĐỔI" ra sao?


Cuộc đời có 2 điểm đến: Thành Công và Thất Bại.



 Ai trong chúng ta cũng mong và lựa chọn điểm đến cho mình là Thành Công. Không hẳn là bằng mọi giá, nhưng nỗ lực và lao động cho Thành Công vẫn là công thức chung để bất cứ ai cũng có thể làm. Trên con đường đó, những bí mật rồi sẽ được khám phá. Và, như một trò chơi của định mệnh, người thành công thấy mọi việc đơn giản trong khi những người không thành công vẫn ngày đêm đi tìm công thức và cầu mong một thế lực siêu nhiên nào đó phù hộ. Họ cho rằng những  người thành công là do “số mệnh’ đã lựa chọn.

Tất nhiên, sẽ có những người (số đông chúng ta) cả đời chẳng thành công mà cũng không thất bại. Thành ra, chưa và sẽ chẳng có việc gì đáng để chúng ta lưu tâm. Trái đất vẫn cứ quay và bốn mùa luôn luôn đổi, con người xuất hiện một lần trong đời để rồi ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Trở về cát bụi giàu có như nhau thì thành công hay thất bại rồi cũng  không giá trị gì. Trên ngôi mộ, những tấm bia vẫn khô khan những dòng chữ giống nhau và tuyệt nhiên, không có ai để đời tôi thành công hoặc đời tôi thất bại. Với liều thuốc “an thần’ công hiệu đó, thật dễ dàng để chúng ta không cần phải cố gắng để thành công hoặc lo sợ vì thất bại.

Đó cũng là “niềm tin” để chúng ta không Thay Đổi.

Nhưng, vốn dĩ như trong khẳng định của Vật lý: mọi vật luôn thay đổi và không bao giờ đứng im. Không hành động để thành công cũng đồng nghĩa với chúng ta đang đi theo hướng tiếp cận với thất bại. Có khi cả đời không thất bại, nhưng cũng là cách chúng ta đang đi rất xa khỏi đích thành công. Như vậy, có thể khẳng định rằng Thay Đổi là lẽ đương nhiên. Ngay cả khi chúng ta không thay đổi, thì mọi việc cũng đang khiến chúng ta thay đổi so với chúng.

Câu hỏi đặt ra: Khi nào chúng ta sẽ Thay Đổi!



Khi có một mục tiêu để vươn tới?

Khi hiểu biết, nhận thức của bạn tăng lên?

Khi bạn rơi vào một hoàn cảnh hay bị tác động bởi một sự kiện tồi tệ nào đó?

Thật đáng tiếc là đa số chúng ta đều rơi vào trường hợp thứ 3 mới chịu thay đổi. Khi mọi việc trở nên tệ hại đến mức chính chúng ta còn không chấp nhận được, đó cũng là lúc chúng ta quyết định thay đổi. Và, trong trường hợp này, sự thay đổi bao giờ cũng đến sau những hậu quả và sự trả giá của bản thân chúng ta.

Do vậy, hãy chọn cách thứ nhất hoặc thứ 2 để chủ động với sự thay đổi. Sự chủ động sẽ giúp chúng ta tạo ra những kết tốt hơn.

Nhưng, thay đổi đâu bao giờ là chuyện dễ. Rất nhiều người quyết tâm thay đổi nhưng cuối cùng, họ lại đầu hàng cái gọi là ‘Thói Quen”. Vậy, những gì đang cản trở sự thay đổi của bạn?

Thiếu Nguồn lực!

Tiền bạc. Thời gian. Người hỗ trợ là những nguồn lực để bạn thay đổi. Đây là một nguyên nhân khách quan.

Hoàn cảnh!

Chúng ta sinh ra và được nuôi dạy bằng một tâm lý thiếu tự tin đến thảm hại. Tôi còn nhớ lần thi đại học, mẹ hỏi tôi thi thế nào? Tôi tự tin nói rằng : Đậu thủ khoa, chí ít cũng phải cao lắm. Nhưng thay vì vui mừng, mẹ tôi lại la: Nói trước bước không qua đâu con. Đã bao giờ câu nói này ngăn cho bạn nghĩ tới những kết quả tốt, thành công hay không. Rồi thì sao nữa? Gặp bà mẹ đang bế em bé, chỉ cần bạn khen bé bụ bẫm dễ thương thì bà mẹ cũng vội: chém miệng, bé xấu lắm.

Chính cách suy nghĩ đó khiến chúng ta luôn hình dung về một hoàn cảnh tồi tệ hơn khi hành động. Như vậy, khi thay đổi, chúng ta luôn “thấy” một kết quả tệ hơn và chính nó ngăn cản quyết tâm thay đổi của chúng ta.

Thiếu hiểu biết!

Dĩ nhiên, Thay đổi là một quá trình và cần nhiều thông tin để hỗ trợ cho quá trình thay đổi. Nếu sự hiểu biết không đủ, nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả sự thay đổi của chúng ta.

Sợ sự thay đổi- An phận!

Thay đổi bao giờ cũng cần quyết tâm và gặp nhiều thử thách. Đôi khi chúng ta tự hài lòng với hiện tại và ngại sự thay đổi sẽ không mang lại kết quả như mong muốn. Hệ quả là chúng ta chấp nhận hiện tại và không chấp nhận mạo hiểm để thay đổi.

Quá khứ chi phối!

Có những thất bại xảy ra trong quá khứ, chúng ta đã trải qua. Nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ đúng ở hiện tại hay tương lai. Một câu chuyện vui kể rằng cậu sinh viên nhà nghèo, học giỏi được người thầy khen và gởi gắm hy vọng “EM hãy tin là mình thành công nhé. Em là người rất có khả năng”. Ngay lập tức, cậu ta trả lời: “Ba em là bần nông, mẹ em là cố nông thì đương nhiên em là Bần Cố Nông rồi thầy ơi. Cố gắng cũng vậy”. Con vua thì lại làm vua- câu cao dao quen thuộc như khẳng định một nghịch lý trong cuộc sống. Đã bao giấc mơ bị đè chết bởi cách suy nghĩ như vậy?

Hãy có trách nhiệm với chính bản thân mình bằng cách chủ động thay đổi. Bạn hãy nhìn lại 5 năm về trước và có thấy bao nhiêu cái “giá như” không? Nếu có nhiều, hãy hình dung 5 năm tới mình cũng sẽ nghĩ về hiện tại y như vậy nếu không thay đổi.



Hãy nhớ rằng Thay Đổi là làm nên sự khác biệt, không giữ nguyên cái cũ, phải chuyển biến. Và, cũng hãy nhớ rằng Thay Đổi hay không là Do bạn và Vì bạn.

(Có nhiều người đã chủ động Thay Đổi nhưng kết quả vẫn không như mong muốn. Vậy điều gì đang ngăn cản họ thành công? Mặc dù họ xác định rất rõ những nguyên nhân cản trở sự thay đổi? Trước hết, phải có câu trả lời cho những vấn đề sau: Tôi Là Ai ?...?

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

Ceyron Louis

A web designer from India. And then you write some more information about yourself like this to fill out the space that is left.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét